Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

VIỆC RỪNG -LESNÍ PRÁCE




Vic rng – công vic n cha nhiu chiêu la đo
Năm nay, tôi không làm rừng nữa. Và có lẽ tôi sẽ không bao giờ dính vào việc này nữa, kể cả các việc đưa công nhân vào làm tại các xí nghiệp nhà máy tại Séc. Việc duy trì blog Việc làm tại Séc cũng chỉ còn là mục đích như những phút tiêu khiển, xả stress, mặc dầu mỗi ngày nó cũng lấy đi một chú ít thời gian. Số người đọc và quan tâm tới trang này không đông vì không phải ai cũng quan tâm tới việc làm. Mà ai cũng có việc làm mãn nguyện rồi thì quan tâm tới trang „Việc làm“ làm chi nữa. Quan tâm tới nó chỉ là những người đang gặp khó khăn. Chính điều đó cũng làm cho tôi thêm một chút cố gắng. Một điều nữa tôi thấy số người đọc cũng tăng thêm đôi chút. Ngoài số người đọc nhiều từ Séc, cũng có cả người đọc từ Việt Nam xa xôi, từ các nước quanh Séc. Cũng chưa nhiều người Việt tại Séc dùng internet để tìm, mời việc làm, nhưng những thông tin ít ỏi đăng với rất nhiều lỗ sai chính tả, không biết dùng phông tiếng Việt cũng nói lên hơi thở, nhịp đập của đời sống những người Việt ở tại Séc này. Cho đến giờ phút này, số người quan tâm tới trang „Nghề nail“ và „Người tìm việc“ lại đông nhất.
   Hôm nay, tôi nói về việc lừa đảo ở rừng, trong đó tôi là một nạn nhân.
    Như các bạn đã biết, nhờ lừa đảo núp dưới danh nghĩa tuyển công nhân trồng rừng, rất nhiều người Việt ta đã được bán sang đây. Một lô những người thất nghiệp được các công ty môi giới việc làm lùa vào công việc trồng cây rừng dịp mùa xuân 2008, sau khi khủng hoảng kinh tế lan rộng trên toàn Séc.Những người xin đi làm rừng, tệ hại hơn lại còn phải trả vài ngàn curon tiền môi giới cho các cò để có việc làm là đi trồng cây rừng. Kết quả, các bạn biết rồi đấy, bíết bao con người chỉ nhận được bữa ăn, chỗ ngủ tạm bợ. Còn tiền công, thì chả thấy tăm hơi đâu. Vụ kiện với sự giúp đỡ của các luật sư của „Câu lạc bộ Hà Nội“ có lẽ cũng chìm vào quên lãng. Hệ quả là có những ông chủ mất nhà, mất cửa, nhiều người công nhân thì lang thang đây đó, làm đủ mọi việc, trải qua bao nhiêu thăng trầm.Có những người còn tồn tại đến ngày hôm nay trên đất Séc, có những người vượt biên sang nước nảo, nước nào và cũng có rất nhiều người đã trở về Việt nam. Đất trời Âu, Anh quốc, Ba Lan, Na Uy, Thuỵ Điển lại đành giang tay rộng mở đón nhận họ. Làn sóng xuất ngoại đã sang một trang mới.
   Thôi, tôi không nói tới số đông nữa, tôi nói tới số ít vậy:
Kỹ sư MILAN Halada - một tên trộm, bố của những bầy con ăn trộm
Bạn nhìn vào bức ảnh ở địa chỉ trang web http://haxa.cz/index.htm)





Đó là gỗ của công ty HAXA. Gỗ đó bán làm củi. Gỗ này mua từ đâu? Không từ đâu cả. Tất cả là do ăn trộm mà có đó. Trong các đợt trồng cây, chủ công ty chiêu mộ những người nước ngoài gồm những người Việt Nam, Bulgari, Slovakia, Ukrajna vào rừng trồng cây. Thế là được phép vào rừng. Thằng bố sai mấy thằng con mang xe Mercedes xanh 12 chỗ ngồi lượn qua các cánh rừng gặp gỗ đang khai thác dở là bỏ lên xe đưa về kho tại Klatovy. Gỗ này bèn được cưa ra, bổ chẻ cho nhỏ đi, đóng palet bán cho dân sưởi.
Đã bao lần bố con hắn bị bắt quả tang lấy trộm gỗ. Ngay ngày đầu tiên làm tại Zelezná Ruda , chủ rừng Jaroslav Chalupský, nhân viên công ty Lesná společnost Železná Ruda đã túm được con hắn và tụi công nhân đang đưa gỗ đưa lên xe
Tại vùng Chudenice quận Klatovy, chính ngài trưởng trạm quản lý rừng, có biệt danh „ Kněž“ đã bắt quả tang bố con hắn ăn trộm gỗ.
Vụ ăn trộm lớn nhất của bố con hắn đối với người Việt nam chúng tôi diễn ra như sau: Thằng con trai lớn của hắn theo lệnh đã mấy lần mang xe đến cuỗm cọc gỗ do chúng tôi đã làm sẵn. Những cọc gỗ này chờ đến mùa dùng vào việc quây  hàng rào không cho hươi nai vào ăn lá cây non.Dân làm rừng gọi cái thứ đó là „kule“. Cọc dài 2,5 m, một đầu đẽo vót nhọn, đốt cho cháy để chống mối mọt khi cắm sâu trong lòng đất. Suốt mấy tháng trời, những người Việt Nam, chân đi trên băng tuyết, đốn cây, cưa cắt, vót nhọn, đốt lửa hun khói mù mịt, xếp thành đống cao để chờ đến mùa thì thành mét dài, thành hoá đơn rồi thành tiền curon mà ăn uống, mà tồn tại. Giây thép gai được chằng kỹ để kẻ gian không dễ dàng đưa lên xe về làm củi đốt lò. Ấy vậy mà cha con thằng Mi lan gặm cho gần hết. Hắn chỉ quen ăn không. Công sức của người ta làm bao nhiêu tháng trời chỉ một thoáng là chúng khoắng hết. Chủ rừng hỏi, hắn bảo đã thoả thuận mua của tôi rồi. Kỳ thực chúng tôi đâu có bán cho nó. Lần cuối cùng thì chúng tôi tóm được quả tang thằng con trai cả cùng một đám công nhân làm thuê đã đút các cọc lên xe. Những người Việt Nam đã chặn xe lại, chiếc xe Mercedes thùng mầu xanh. Những chàng trai bé nhỏ lôi cổ thằng con hắn to cao xuống xe, thu chìa khoá xe và bắt mở cửa sau của xe.Mặt thằng cha tái xanh, không còn hạt máu. Tôi liên tưởng tới bức tranh cô dân quân áp tải thằng phi công Mỹ cao to: „cô dân quân nhỏ dương cao súng, thằng Mỹ lom khom đứng cúi đầu“. Các chiến hữu định cho hắn một trận. Tôi can rằng để xảy ra việc đánh người ở đây hoá ra mình lại vi phạm pháp luật. Vì vẫn còn một phần hy vọng thằng cha Milan còn phải trả tiền công cho chúng tôi , nên tôi đành tha cho thằng con hắn. Tôi đã tiếc rằng mình không gọi công an hay chụp ảnh các đồ ăn cắp tại rừng để làm tang chứng.
Hôm sau thì thằng cha Mi lan, thằng kỹ sư, nguyên sỹ quan quân đội mang chai rượi đến chỗ ông quản lý rừng tên là Petr Mnářik ở lối vào rừng cạnh Bezpravovice mong bưng bít sự việc. Những thiệt hại chúng tôi đành phải chấp nhận. 
   Bầi học rút ra là rừng không phải là nơi kho chứa an toàn va chớ có lo xa, làm những gì mà chưa cần ngay trước mắt.
   Bây giờ chúng ta phải xem xét là tại sao lại có những vụ lừa đảo tại rừng như vậy.
Khi chiến dịch ào ạt đưa người sang Séc, những người Việt nam vừa đặt chân xuống sân bay thì hôm sau đã có thể đi làm được rồi. Đơn giản nhất là vào rừng trồng cây. Nhiều cô cậu sinh 1989, 1990, vốn quen sống trong nhung lụa thế mà khi sang Séc đã phái xắn quần ,gánh cây lên đồi. Công việc cũng không phải nặng nề lắm, cũng không phải bẩn thỉu, mưa nắng dãi dầm lắm. Nhưng, ở Việt nam họ có bao giờ phải làm những việc như thế đâu. Nếu nhỡ ở bên này không có tiền tiêu, bố mẹ họ có thể gửi tiền sang cho. Nhưng họ đã đi đến đâu đâu, đã gặp ai đâu. Họ chỉ biết đến đây, ăn ở tập trung và đi làm.Có đến cả hơn hai chục con người chui rúc trong cái nhà ở quảng trường Hoà Bình của phố huyện Domazlice. Họ thay nhau ăn uống, tắm giặt. Giầy dép của họ bầy nhan nhản, người ngủ nằm xoài la liệt trên sàn nhà. Nhà đông con, của không ngon cũng hết. Cũng may, còn bảo được nhau vì dầu sao cũng là đồng hương.
   Tôi chỉ là một người phiên dịch cho anh bạn chủ thầu.Thế rồi anh ta rủ chung và vẽ ra nhiều việc lớn hơn. Công việc bán hàng đuối kém khiến tôi xiêu lòng. Thế là sáng sáng, tôi phải lái xe đưa các tốp đến nơi nhổ cây, trồng cây rồi chiều lại đưa họ về. Nhiệm vụ chỉ có thế, cùng lắm là dịch cho họ cần làm việc gì và làm thế nào. Nhiệm vụ có vẻ cũng không nặng nề và không mất quá nhiều thời gian cho lắm. Theo như lời ngọt ngào và say sưa của anh chủ thầu rằng „giờ đây việc bán hàng có ra gì đâu“, rằng „các công ty rừng là nơi chi tiền hậu hĩnh nhất“. Không hiểu sao, như ma làm, tôi lại dính líu với việc rừng rú này. Thật khó có thể tưởng tượng nổi, một người như tôi nào đã biết gì về rừng, về cây, về đồi, về núi, về những cú lừa đảo nơi rừng xanh núi đỏ...lại có thể bỏ công sức mấy năm vào công việc rừng này.
Vấn đề mấu chốt là những con người Việt Nam khốn khổ bỏ chốn quê hương sang đây, giờ đang cần tiền. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để tồn tại nơi đây, làm bất cứ việc gì để mau chóng gửi tiền  về quê , để trả các khoản tiền nợ, tiền vé máy bay, tiền dịch vụ viza. Giá dịch vụ trọn gói cho người sang đây cứ tăng dần, tăng dần. Giá bắt đầu từ 5 đến 6 ngàn đô la Mỹ rồi cuối mùa 2008 lên tới 11 ngàn đô la Mỹ mà rồi vẫn cứ kđi .
   Năm 2007, tôi về Việt Nam khi mẹ tôi ốm và sắp qua đời. Trên chuyến bay tôi gặp rất nhiều lái buôn người Việt danh tiếng. Hộ lôi cả các ông Tây đi theo về Việt Nam cho thêm thiêng: Bây giờ là cao trào, là đỉnh điểm của việc đưa người Việt nam qua Séc. Trên đất Việt nam có bao người vây quanh: anh em, bạn bè,người thân, người quen, công ty môi giới, tổ chức tín dụng. Tất cả đều quan tâm tới việc xuất khẩu người. Tôi cũng thấy các cặp vợ chồng tây ta xuôi ngược như con thoi, họ chạy giấy phép lao động và bán non luôn. Một suất được thu 1000 USD thì với 10 suất, đủ bõ một chuyến bay rồi. Vì thế mà rừng rú là nơi thu hút, và thu hút dễ nhất sự lừa đảo. Làm gì có chuyện trên đất này có công nhân chuyên nghiệp trồng rừng cơ chứ. Cái cớ ấy mà lừa được biết bao người.



Lesní práce – zakrývá se 


tam mnoha podvodů

Letos, nemám lesy. A možná bych se nikdy nedržel to včetně uvedení pracovníků do továrně v České republice. Údržba Blogu „Práce v České republice“ je pouze z rekreačního účelu, je to minutky zbavení stresu, i když každý den mi to trvalo nemálo času. Nemusí mít zájem pochopitelné ten, který spokojenou práci již má. Zajímá se jen ten, kdo je právě v těžké situaci. Zvyšují se počty čtenářů a to tlačí mě trochu víc k snažení. Čtenáři pochází nejen z  ČR, ale nemálo z našeho dalekého Vietnamu a z okolních krajin v Evropě. Zatím není moc Vietnamců umí využívat internet k hledání nebo k nabídnutí prací. To také dělá mi trochu více úsilí. I kdy bylo ale jen málo informací z stránky a inzeráty byly s mnoha gramatickými chybami, nebylo správní používání vietnamského fontu, ale tyto inzeráty mohou také říci o dechu, o puls života Vietnamské komunity v České republice. Až do teď, počet lidí, kteří se zajímají o "Nechtové" a "najít práci" je největší.
Dnes mluvím o podvodu v lese, jehož jsem byl obětí.
Jak víte, kvůli podvodu v názvu tohoto náboru pracovníků plantáže, mnoho Vietnamců bylo prodáno. Mnoho nezaměstnaných lidí bylo firmami pracovními makléřskými posuvné do příležitostech lesních porostů na jaře 2008, poté, co finanční krize skutečně šířila celou Českou.Ti lidí, kteří chtěli jít do lesa, což je ještě hůř museli zaplatit několik tisíc českých korun makléřské osobě, aby dostali práci v lese s vysazováním stromů. Jako výsledek, vy víte, jak se lidé jen tak jídlo, spaní štíhlá. Co o mzdách, hrozné páry show. Žaloba s pomocí advokátů z "Hanoj klubu" pravděpodobně byla potopena do zapomnění. V důsledku toho, že prostředkovatele přišli o své domovy, sundat, mnoho pracovníků putovalo sem a tam, dělalo všechny věci, a přes mnoho a mnoho vzestupů a dolů.Co ty, kteří stále existujou dnes na českém území, někteří utekli do země, země a tam je mnoho těch, kteří se vrátili do Vietnamu. Země Evropa, Velká Británie, Polsko, Norsko, Švédsko se v jejich ruce otevřeně přijímaly.Cestování do zahraničí mává na novou stránku.
   

No, nechci mluvit k masám, říkám několik:












Zloděj inženýr MILAN

Halada - otec zlodějových

 synů

Můžete se podívat na obrázky 







ze webové strany http://haxa.cz/index.htm)
To je dřevo společnosti HAXA. Dřevo je nabízené jako palivové dříví. Dřevo je koupeno od čeho ? Od ničeho.Vše je tím, že krade to. V růstové fázi, lidé společností lákají nábor pracujících v zahraničí včetně Vietnam, Bulharsko, Slovensko, Ukrajina k výsadbě lesů.Je povoleno v lese vstupovat. Ten otec synům rozkazoval přivést zelené Mercedes 12 křesel, aby plachtili přes lesy . Všude je dřevo sklizené a pak jenom jednoduše ponechali do auta k převezeni do skladů v Klatovech. To dřevo oni rozdělí na malé, zabalí do paletu a prodávají zemědělcům k vytápění.
Kolikrát ten otec byl přistižen při krádeži dřeva. První den v Železné Rudě, majitelé lesů Jaroslav Chalupský, zaměstnanci Lesné společnosti Železná Ruda juty chytili ho krást dřevo do auta
V oblasti krajích Chudenic Klatovy, sám šéf stanice lesního hospodářství, přezdíval "Kněz" už jednou chytil slavného otce krást dřevo.
Největší loupež tohoto otce od nás postupoval takto: Nařídil jeho nejstarší syn několikrát, aby se autem ukradl dřevěné piloty, co jsme měli k dispozici pro období, kdy budeme vytvořit železný plot aby zabránil jeleny k ochutnání listů mladých lesních stromeček . Lesní nazývají věci "Kule". Kule je 2,5 m dlouhý , hlava je upravená do špičaté, vypalovaná do černé na boj proti termity, když zapojena hluboko v zemi. Během několik měsíců, Vietnamci měli chůzi na ledu, porazili stromy, řezali na délky, uvedli na oheň uzený s dýmem slepým, upravili ve vysokých hromadách a počkali až do sezóny aby se změnilo na metry oplocené dlouhé, na hotové koruny ve faktuře a pak na potraviny k existenci v této zemi. Druhý ostnaté kryty z pletiva, na které nebyl tak snadno dát do auta na palivové dříví .Přesto pejsek Mi lan a jeho synové žvýkali pro většinu. Jen zvyklí jíst. Úsilí mnoha měsíců bylo na nič.Vlastníci lesů se zeptali, řekl ten Milan že je ode mně koupil .Ve skutečnosti jsme mu vůbec neprodali. V poslední době jsme přistižnuli chlapa -jeho staršího syna s velkým množstvím najatých pracovníků. Oni právě dali naše dříví z hromady do auta. Vietnamští chlapci přestali auto modré barelové Mercedes. Malý chlapec vytáhl Milanovo syna na holení z auta, vzal klíče od auta a začal otevírat dveře auta. Líce chlapa neměla žádné krevní částice. Já se vztahoval na obraz z války , ve kterém byla milice doprovodná s chlapem amerických pilotů si: "Malá milice zdvihla zbraň, a velký Američan stojící výstřel ohýbání a sklonil svou hlavu." Soudruzi by chtěli mu zápas. Potřebuju to, aby se stalo jeho rytmu sem dopadá být nezákonné.Vzhledem k tomu, že je stále naděj, že chlap Milan ještě nám zaplatit, tak jsem musel ušetřit jeho syna. Bylo mi líto, že jsem nezavolal policii nebo nefotil ukradené v lese na důkazy.
Další den, chlapec otec Milan šíření, chlap inženýři, bývalý vojenští důstojník přinesl láhve vína, do místa lesního hospodářství vedle Bezpravovice k panu Petrovi Mnářikovi aby zakrývat incidentu. Poškození musíme přijmout poučením že les není bezpečné skladování a nemějme tolik prozíravosti, abychom dělali to, co není třeba přímo před našima očima.
Nyní musíme zvážit, že proč je takový podvod v lese nastával.
Při masivním kampani přineslo hodně lidí do České republiky. Vietnamci, kteří právě dorazili na letiště pak druhý den by mohl nastoupit do práce. Nejednoduše je sázet stromky v lese. Mnoho chlapců a dívek narozených v roce 1989, 1990, kteří žili v sametu, ale když byli do Čech odeslání, museli nosit zátěž stromů na kopci. Práce také není příliš těžké, ani špína, ani déšť a ani slunce . Ale ve Vietnamu nikdy takové věci oni nemuseli dělat. Pokud tady neměli peníze, může být že jejich rodiče budou peníze sem poslat. Ale oni nikam neprošli , s nikým nemluvili.Prostě jen věděli sem přijít, jíst jako v centrálním táboře a dělat jako kůň.Co do více než dvou desítek lidí, kteří se zaklínily v Mírovém náměstí městské části Domažlic. Jeden za druhou stravovali, koupali a umyli si. Boty pack přetékají, lidé spí na podlaze. „Mnoho dětí, i nechutné jídlo za chvíli budou pryč . Naštěstí, tam jsou posloucháni, protože jsou tam sami krajani.
Jsem jen tlumočník pro nějakého zprotředkovatele. Za nějaký čas ten pán mě pozval k společné akcii a vykresloval více a více projektů.Prodej zboží byl slabý a nakonec jsem souhlasil. Tak jasný, musím jet na vrchol, kde plivat, výsadba stromů, a pak odpoledně musel jsem lidí domů odvést. Jen to, že jsem musel lidem úkol ukázat , v nejlepším případě pro ně dělat to, co a jak.Úkol se nemůže zdát těžké a nezabírat příliš mnoho času. Podle slov svých sladkých a vášnivých stavitelů, že "nyní prodej je za nic", že "les je místo, kde společnosti utrácí peníze za nejštědřejší." Nějak, jako mávnutím kouzelného proutku, jsem se zapojil do této džungli. Je těžké si představit, že někdo jako já, kdo věděl, že nic o lese, stromy na kopcích, na hory, zelený les a červené hory podvod volaly, kde ... zpět jsem mohl dát úsilí několik let na lesních pracích.
Klíčovou otázkou je v tom že chudí Vietnamci opustili domov, na toto místo, nyní potřebujou peníze.Oni jsou ochotni udělat cokoli, aby přežili sem, udělat cokoliv, aby rychle poslat peníze do země původu, aby zaplatil dluh, letenky, peníze za služby víza. Cena balíčku služeb pro lidi, kteří sem přicházejí, každý den vzestupně vzestupně. Cena začíná 5-6.000 dolarů před koncem sezóny 2008 až 11000 dolarů, ale je stále obtížné.
V roce 2007 jsem se vrátil do Vietnamu ilustrace moje matka byla nemocná a umírající. Na letu jsem potkal spoustu známých vietnamských obchodníků. Vytáhli obě ruce vzít na Vietnam posvátné Čechy. Nyní je vrchol, vyvrcholení podání Vietnamců do Čech. Ve Vietnamu kolem mě obklopili, lidé : bratři, přátelé, příbuzní, známí, makléřské firmy, úvěrové instituce. Všechny měly zájem o vývozu lidí. Vidím také páry Česko-vietnamských manželů, jako by měly křídla, oni běží pracovní povolení a měly „ranné prodeje“ vždy. Jeden případ vydělaly $ 1,000, s 10 porcí ačkoli je let nic není. Takže džungle, která je atraktivní, a nejjednodušší přilákat podvodům. Na této zemi neexistujou profesionální pracovníci na sázení stromů stejně. Omluvou bylo, že zmást tolik lidí.